Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Biếng Ăn ?
16 Tháng Bảy 2020

Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Biếng Ăn ?

Biếng ăn đang trở thành nỗi ám ảnh chung của nhiều bậc cha me do trẻ thường quấy khóc, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ lâu dài. Vậy biếng ăn là gì? Nguyên nhân gì khiến trẻ biếng ăn? Nên làm gì khi trẻ biếng ăn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

BIẾNG ĂN LÀ GÌ?

Khi nào gọi là biếng ăn???

Biếng ăn là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, ở tất cả các lứa tuổi, đặc biệt là từ 1 đến 6 tuổi với các biểu hiện khác nhau như: trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn lâu không chịu nuốt, ăn ít hoặc không chịu ăn, chạy trốn bữa ăn, hoặc có phản ứng khi nhìn thấy thức ăn như buồn nôn, nôn, khóc lóc,… Do đó, biếng ăn cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ do không ăn đủ nhu cầu trong thời gian dài.

I. NHỮNG KIỂU BIẾNG ĂN Ở TRẺ

Để có thể cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ, bố mẹ cần hiểu biếng ăn là gì và các loại biếng ăn thường gặp để đánh giá tình trạng của trẻ nhỏ.

  • Biếng ăn sinh lý: thường xảy ra song song với những biến đổi thể chất của trẻ trong từng giai đoạn phát triển như tập bò, mọc răng, tập đi, tập nói…, thường kéo dài trong khoảng thời gian ngắn và làm trẻ biếng ăn tạm thời
  • Biếng ăn tâm lý: là kiểu chán ăn, biểu hiện bằng thái độ không hợp tác, quấy khóc, từ chối thức ăn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ ăn không ngon, chậm tăng cân và kém phát triển.
  • Biếng ăn bệnh lý: là kiểu biếng ăn nghiêm trọng nhất, do tác động của các bệnh lý thường gặp ở trẻ như: viêm phổi, khó tiêu, đau họng, viêm amidan,…

II. NGUYÊN NHÂN

Biếng ăn sinh lý

  • Ở giai đoạn trẻ mải khám phá khả năng của cơ thể, học và luyện tập những kỹ năng mới nên không chú tâm tới việc ăn uống nhưng vẫn vui chơi bình thường.
  • Thiếu chất từ khi bào thai do mẹ mang thai bị thiếu các chất như calci, sắt, kẽm, các vitamin cần thiết,… khiến thai nhi thiếu chất và suy dinh dưỡng. Kết quả là trẻ sinh non, thiếu cân và lười bú mẹ từ những tháng đầu. Đối với trẻ sinh thường, đủ cân thì có thể lười bú, bỏ bú hoặc đang ăn sữa ngoài bình thường tự nhiên giảm lượng ăn hoặc bỏ hẳn sữa ngoài. Đối với trẻ lớn hơn, khẩu phần ăn không cân đối, thiếu chất dinh dưỡng khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, chuyển hóa kém, và cũng có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn.
  • Thức ăn không hợp khẩu vị, không kích thích được vị giác của trẻ, khiến trẻ chán ăn, biếng ăn.

Biếng ăn tâm lý

  • Trẻ có cảm giác bị ép buộc, gò bó khi tới bữa ăn, hoặc người cho ăn luôn căng thẳng, gây tác động đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ thấy không thoải mái và vui vẻ vào bữa ăn, điều này khiến trẻ ngày càng chán ăn và sợ khi tới bữa ăn.
  • Việc cho trẻ ăn vặt quá nhiều những món ăn chứa nhiều dầu mỡ khiến dạ dày trẻ được lấp đầy trước khi đến bữa ăn chính, làm trẻ mấy cảm giác đói và lười ăn hơn.

Biếng ăn bệnh lý

  • Trẻ gặp khó khăn khi nhai, nuốt do viêm amidan, mọc răng, nấm lưỡi, áp xe lợi, viêm tuyến nước bọt,… dẫn đến chán ăn
  • Rối loạn tiêu hóa do tình trạng rối loạn co bóp, tiết dịch trong dạ dày hoặc loạn khuẩn ruột gây ra các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, nôn trớ, táo bón,… đều khiến trẻ lười ăn, chậm lớn,…
  • Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm dạ dày, viêm ruột,… làm mất đi lượng lớn các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, kẽm, magie,…làm trẻ lười ăn, không muốn ăn. Ngoài ra các bệnh này cũng khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức, khó chịu khiến trẻ chán ăn, tình trạng bệnh kéo dài ngày tạo thành thói quen chán ăn của trẻ.

III. HẬU QUẢ CỦA VIỆC BIẾNG ĂN KÉO DÀI

Vòng lặp bệnh lý khi trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn sẽ không hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ thể. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hơn. Suy dinh dưỡng mức độ nặng còn có thể khiến trẻ không phát triển chiều cao toàn diện và quá trình phục hồi dinh dưỡng sau này sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trẻ biếng ăn cũng ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển của não bộ do thiếu một số dưỡng chất như: DHA, Omega 3, Omega 3, Taurine,… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ biếng ăn có chỉ số thông minh ít hơn so với trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trẻ biếng ăn dài ngày còn hình thành nên tâm lý thụ động, khó hoà nhập với bạn bè. Đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ tự kỉ và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp.

IV, MỘT SỐ CÁCH KHẮC PHỤC

Khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là tìm được nguyên nhân biếng ăn ở trẻ. Nếu trẻ có những bất thường và cơ thể có dấu hiệu bệnh lý, cần điều trị cho trẻ sớm nhất có thể. Ngoài ra, để giúp trẻ loại bỏ chứng biếng ăn, bố mẹ có thể sử dụng những cách sau

  • Thực hiện nguyên tắc không ép ăn khi trẻ không muốn

Trẻ thường không chịu ăn vì chưa thực sự đói, do đó không nên quá thúc ép trẻ ăn mà hãy gợi ý cho trẻ ăn khi cảm thấy đói hoặc đợi đến khi trẻ tự nhắc đến bữa ăn của mình. Ngoài ra, bố mẹ có thể tìm hiểu “thời gian biểu đói bụng” của con, cho trẻ ăn vào những khung giờ cố định.

Việc ép trẻ ăn gây ra những tác dụng trái ngược với mong muốn. Bên cạnh đó, bố mẹ có thói quen la mắng, doạ nạt,… sẽ gây ra những ám ảnh tâm lý cho trẻ.

  • Tạo thực đơn cuốn hút trẻ, đa dạng thực đơn

Lên thực đơn dinh dưỡng đa dạng và hấp dẫn, trang trí phần ăn thêm nhiều màu sắc sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn

Luôn có món trẻ yêu thích trong bữa ăn hàng ngày giúp gia tăng tinh thần của trẻ. Để trẻ được lựa chọn đồ ăn của mình

  • Tập thói quen ăn đúng giờ, tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn

Ăn đúng giờ là điều vô cùng quan trọng để dạ dày có thể làm việc theo đúng giờ giấc. Bên cạnh đó, việc tạo tâm ý thoải mái, vui vẻ sẽ giúp men tiêu hoá kích thích hoạt động giúp trẻ có cảm giác ngon miệng hơn. Hãy để bé tham gia vào việc chuẩn bị bữa ăn, ngồi ăn cùng gia đình, cho trẻ tự xúc ăn và tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn của trẻ.

  • Thay đổi về khẩu phần ăn

Chia nhỏ khẩu phần ăn thành bữa chính, bữa phụ để giúp dạ dày tiêu hoá nhanh, tránh được cảm giác ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.

Không nên cho trẻ ăn vặt quá nhiều. Những món ăn vặt như kẹo bánh, nước ngọt thường tạo cảm giác “giả no” khiến trẻ không để ý đến bữa chính.

  • Bổ sung thực phẩm lợi tiêu hoá

Một trong những cách hỗ trợ tiêu hoá tốt nhất cho trẻ là bổ sung các thực phẩm tốt như sữa chua, trái vây,… vào các bữa phụ cho trẻ, hoặc sử dụng các thực phẩm bổ sung giúp hỗ trợ tiêu hoá và kích thích cảm giác thèm ăn cho trẻ.

Tuy nhiên, cần ghi nhớ không nên uống nước, sữa hay ăn trái cây, sữa chưa trong và ngay sau giờ ăn.

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE CỐM ĂN NGON BEANGON

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm ăn ngon BEANGON

I. THÀNH PHẦN

Trong 3g bột có chứa

STTThành phầnHàm lượng
1L-Lysine100 mg
2L-Leucine12 mg
3Calci Lactate10 mg
4L-Methionine5,9 mg
5L-Valine4,4 mg
6L-Isoleucine4 mg
7Magie Gluconate4 mg
8L-Phenylalanine3,3 mg
9L-Tryptophan3,3 mg
10L-Threonine2,7 mg
11Vitamin PP (Nicotamid)2 mg
12Vitamin B5 (Calci Pantothenat)2 mg
13Vitamin B1 (Thiamin Mononitrate)1,5 mg
14Vitamin B2 (Riboflavin)1,5 mg
15Vitamin B6 (Pyridoxin Hydroclorid)1,5 mg
16Dibencozid1 mg
17Acid Folic50 mcg
18Vitamin A100IU
19Phụ liệu: Đường trắng, Glucose, Lactose, Natri Benzoat, Magnesium StearateVừa đủ 3g

II. TÁC DỤNG CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH

Thành phần Cốm ăn ngon Bé Ăn Ngon

Nhóm 1 – Các Acid Amin

Acid Amin là thành phần quan trọng, đảm nhiệm nhiều vai trò và chức năng trong các hoạt động sống của cơ thể. Các acid amin được biết đến với vai trò:

  • Là nguyên liệu tổng hợp chuỗi peptid và protein của cơ thể. Các protein này tham gia vào cấu trúc, tạo hình cơ thể, tham gia hoạt động chức năng, tổng hợp các kháng thể, enzym, hormone. Đồng thời protein cũng đóng vai trò trong việc cung cấp 12 – 15% năng lượng cho cơ thể
  • Là nguyên liệu tổng hợp các enzyme trong cơ thể, đây là những chất xúc tác cho các phản ứng sinh hóa diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ của tất cả các quá trình chuyển hóa. Không có enzym, hoạt động của các tế bào sẽ bị tê liệt.
  • Là nguyên liệu tổng hợp các hormone – chất điều hòa thể dịch và điều hóa ngược âm hoặc dương cho cơ thể.
  • Có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của cơ thể, về cả thể chất lẫn chức năng

Cơ thể cần đến 20 loại acid amin khác nhau cần cho sự phát triển và hoạt động sống. Các acid amin này chia thành 2 loại là Acid amin thiết yếu và không thiết yếu

Cốm Bé Ăn Ngon chứa 8 acid amin thiết yếu cho cơ thể bao gồm: Lysin, Threonin, Methionin, Valin, Leucin, Isoleucin, Phenylalanin và Tryptophan

Đây là các acid amin mà cơ thể không thể tự sản xuất được, cần bổ sung hằng ngày thông qua chế độ ăn uống. Các acid amin này được hấp thu từ ruột vào máu và tới các cơ quan, tại đây chúng được sử dụng để tổng hợp nên các protein đặc hiệu cần cho nhu cầu của cơ thể, như xây dựng cơ bắp và điều chỉnh chức năng của hệ miễn dịch.

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ biếng ăn, việc cung cấp đủ các acid amin cần thiết là điều quan trọng để giúp trẻ có thể phát triển một cách bình thường.

Lysine

Lysine là acid amin thiết yếu đóng vai trò chính trong việc tổng hợp protein, sản xuất hormone, enzym và hấp thu calci. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Lysine là khả năng hấp thu calci, giúp xương chắc khỏe, chống lão hóa xương và duy trì trạng thái cân bằng Nito có trong cơ thể. Ngoài ra, Lysine cũng tham gia vào quá trình tạo ra năng lượng, thực hiện chức năng miễn dịch, sản xuất collagen và elastin.

Lysine đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ em, giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hoá hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao. Nhờ khả năng tăng cường hấp thu calci, ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra ngoài cơ thể mà Lysine có tác dụng tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương. Thiếu hụt Lysine ở trẻ em, nhất là ở trẻ biếng ăn, sẽ dẫn đến hiện tượng chậm lớn, trí tuệ phát triển kém, dễ thiếu men tiêu hoá và nội tiết tố.

Nhu cầu Lysine ở trẻ em cao hơn rất nhiều so với người lớn, do vậy cần bổ sung Lysine cho trẻ nhỏ để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Leucin

Leucin là một acid amin chuỗi nhánh, rất quan trọng trong quá tình tổng hợp protein và sửa chữa các chức năng cơ bắp. Leucin còn đóng vai trò trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu, kích thích chữa lành vết thương và sản xuất hormon tăng trưởng, giúp duy trì lượng hormone tăng trưởng để thúc đẩy quá trình phát triển mô cơ, nhờ đó mà Leucin có vai trò trong quá trình phát triển của cơ thể.

Tryptophan

Trytophan là một acid amin thiết yếu cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể, cần thiết cho quá trình tăng trưởng đúng mức ở trẻ sơ sinh, giúp duy trì cân bằng nito và là tiền chất của Melatonin và Serotonin – chất dẫn truyền thần kinh giúp cơ thể điều hòa sự ngon miệng, giấc ngủ và tâm trạng. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh Tryptophan có tầm quan trọng hàng đầu trong dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Việc bổ sung tăng cường Tryptophan và các chất dinh dưỡng khác giúp cải thiện giấc ngủ của 30 trẻ sơ sinh từ 8 đến 16 tháng có rối loạn giấc ngủ liên quan đến thức giấc về đêm quá nhiều.

Bên cạnh đó, Tryptophan và các chất chuyển hóa của nó có thể xem là an toàn khi sử dụng và mang lại những lợi ích sức khỏe cho cơ thể nên ngày càng được sử dụng rộng rãi, giúp bổ sung dinh dưỡng trong các chế độ ăn uống của cơ thể.

Phenylalanine

Phenylalanine là tiền chất của các chất dẫn truyền thần kinh như tyrosine, dopamine, epinephrine và norepinephrine, do đó giúp hỗ trợ dẫn truyền thần kinh, bồi bổ não, tăng cường trí nhờ và tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của não bộ. Đồng thời cũng là chất không thể thiếu trong cấu trúc và chức năng của protein, enzyme và trong qúa trình sản xuất các acid amin khác trong cơ thể.

Methionine

Methionine đóng vai trò quan trọng trong chu trình trao đổi chất và giải độc cho cơ thể. Trong phân tử L-Methionine có chứa lưu huỳnh, được cơ thể sử dụng để tăng trường và chuyển hóa, có vai trò tạo ra S-adenosylmethionine (SAMe) có tác dụng hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch, dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonin, melatonin và tạo nên màng tế bào.

Valine

Valine kích thích tăng trưởng, tái tạo cơ bắp và tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn cần cho sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh và nhận thức, là thành phần quan trọng trong hoạt động thường ngày của cơ thể và trong quá trình duy trì các khối cơ cũng như vận hành hệ miễn dịch.

Isoleucin

Isoleucin cùng với Leucin và Valine tạo thành bộ ba acid amin mạch nhánh. Isoleucin liên quan đến chuyển hóa cơ bắp và tập trung nhiều ở mô cơ, đồng thời có tác dụng quan trọng đối với miễn dịch, sản xuất huyết sắc tố và điều tiết năng lượng cho cơ thể.

Threonine

Threonine là thành phần chính tạo nên các protein cấu trúc quan trọng của da và mô liết kết như collgane và eslatin. Ngoài ra, nó rất tốt cho hoạt động của gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể hấp thu mạnh các dưỡng chất.

Nhóm 2 – Các Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B là các vitamin đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động chức năng của cơ thể, đồng thời ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Đối với trẻ nhỏ, việc bổ sung vitamin nói chung và vitamin B nói riêng sẽ đảm bảo sự phát triển đều đặn và cân đối trong những năm tháng đầu đời. Các vitamin nhóm B đều có tác dụng hỗ trợ quá trình sản xuất năng lượng trong cơ thể cũng như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

Vitamin nhóm B còn góp phần điều hòa tâm sinh lý, giúp chống lại những tâm trạng tiêu cực, mệt mỏi, ủ rũ và căng thẳng. Có thể nói, vitamin nhóm B đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của trẻ, cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, vitamin nhóm B không tồn tại nhiều trong thực phẩm tự nhiên và dễ bị phân hủy trong nước. Do đó, không dễ dàng bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ, nhất là với trẻ biếng ăn hoặc gặp rắc rối với đường tiêu hóa.

Bên cạnh chức năng chung của nhóm, mỗi loại vitamin B có những vai trò riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Một số vitamin thuộc nhóm B sau có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, chuyển hóa hấp thu các chất dinh dưỡng của trẻ:

Vitamin B1 (Thiamin) cần thiết cho việc tạo ra enzym quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và quá trình phát triển của cơ thể, đồng thời kích thích sự tạo thành của enzym tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn. Khi thiếu vitamin B1, trẻ thường biếng ăn, mệt mỏi, nhất là những trẻ lười ăn chất bột đường như: bột, cháo, cơm… Vitamin B1 cũng có vai trò quan trọng với sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ. Nhưng vitamin B1 lại rất dễ hao hụt trong quá tình nấu nướng, cho nên nguy cơ thiếu B1 là rất dễ xảy ra, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Do đó, việc bổ sung Vitamin B1 là cần thiết để giúp trẻ có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Vitamin B2 (Riboflavin) tham gia vào sự chuyển hóa thức ăn thành năng lượng bằng cách chuyển hóa chất bột, chất béo và chất đạm thông qua các loại enzym, giúp cơ thể tự cân bằng dinh dưỡng. Nó cũng có ảnh hưởng tới khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt, nhất là đối với khả năng cảm thụ màu. Vitamin B2 kết hợp với vitamin A làm cho dây thần kinh thị giác hoạt động tốt, đảm bảo thị giác của trẻ phát triển bình thường. Trong những trường hợp bị tiêu chảy kéo dài, tổn thương niêm mạc ruột, vitamin B2 còn có tác dụng phục hồi làm lành tổn thương niêm mạc ruột.

Vitamin B6 tham gia vào men tiêu hóa dưới dạng coenzyme, đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa chất đạm. chất bột đường và chất béo, đảm bảo hoạt động hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra còn ham gia tiổng hợp hemoglobin, khi thiếu vitamin B6 cũng dẫn đến thiếu máu.

III. ƯU ĐIỂM

Cốm Bé Ăn Ngon là sự phối hợp công thức gồm các acid amin, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tạo nên các tác động đồng thời nhờ việc:

  • Cung cấp các Acid amin thiết yếu như Lysine, Tryptophan, Taurine,… và các khoáng chất cần thiết giúp kích thích vị giác, giúp trẻ có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
  • Các Acid amin, Vitamin nhóm B giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất.
  • Các Acid amin hỗ trợ dẫn truyền thần kinh như Phenylalanine, Tryptophan, Methionine,… giúp bé vừa ăn ngon vừa cải thiện được giấc ngủ, nhờ đó mà tăng cường sức khỏe toàn diện cho bé
  • Tăng cường Vitamin A giúp cho quá trình tăng trưởng và phát triển, nâng cao khả năng miễn dịch, bảo vệ bé trước các tác nhân gây bệnh.
  • Dibencozid thúc đẩy quá tổng hợp protein, tạo cảm giác ngon miệng và giúp trẻ tăng cân nhanh chóng, khỏe mạnh.
  • Bổ sung Calci, Magie giúp xương chắc khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ sự phát triển cơ thể của trẻ. Đồng thời, việc bổ sung Calci cũng có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh, hạn chế được sự ức chế dẫn truyền thần kinh gây nên các rối loạn giấc ngủ của trẻ.

Cốm Bé Ăn Ngon còn có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, giúp kích thích vị giác của bé, nhờ đó mà tạo được sự thích thú khi sử dụng. Công thức dạng cốm hòa tan cũng góp phần vào việc tối ưu cách sử dụng cho trẻ nhỏ. Sản phẩm dễ dàng được hòa tan vào nước, sữa, giúp trẻ dễ uống, đồng thời tăng khả năng phân tán và hấp thu khi vào cơ thể để đạt được hiệu quả cao nhất.

IV. THÔNG TIN SẢN PHẨM

CÔNG DỤNG

Bổ sung một số vitamin và acid amin cho cơ thể. Hỗ trợ giúp ăn ngon, tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

Trẻ em và người lớn suy nhược cơ thể, mệt mỏi, gầy yếu, kém ăn, ăn không ngon miệng, người cao tuổi, người mới ốm dậy, đang trong thời kỳ dưỡng bệnh cần bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe.

CÁCH DÙNG

Dùng trước hoặc sau ăn. Hòa tan với nước, sữa hoặc trộn cùng thức ăn (có thể ăn trực tiếp)

Trẻ em từ 6 tháng – 3 tuổi: 1 gói 3g/lần x 2 lần/ngày

Trẻ từ 4 – 9 tuổi: 1 gói 3g/lần x 2 – 3 lần/ngày

Trẻ trên 9 tuổi và người lớn: 1 gói 3g/lần x 3 – 4 lần/ngày

Không dùng cho người có khối u ác tính

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

Hộp 20 gói x 3g

Tiêu chuẩn: TCCS

Số ĐKSP: 4247/2021/ĐKSP

LƯU Ý:

Không sử dụng cho người có mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm. Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Để lại bình luận của bạn